Lamborghini Huracán LP 610-4 t
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  Ảo Vọng Du Học


Phan_8 end

Cuối năm 1976, Khôi đột ngột trở về. gia đình, bạn bè và xóm làng tổ chức ăn mừng đón người chết sống lại. Kể sao cho hết niềm hạnh phúc vô biên của bố mẹ Khôi. Nhưng niềm vui sướng, chốc lát lẫn trong nỗi đau khi Thuỷ không còn là con dâu của họ nữa. Bố mẹ Khôi không thể giấu Khôi. Họ kể anh nghe tất cả những gì đã xảy ra, về người con gái thuỷ chung một lòng chờ đợi anh cho đến ngày giải phóng. Cô đã yêu anh vô cùng và rất đau khổ khi biết anh không còn nữa. Khôi lặng người. Anh đã trải qua bao khổ đau, vất vả của cuộc đời lính nhưng có lẽ không nỗi đau nào sánh được nỗi đau mất Thuỷ. Chiến tranh để lại trong anh một vết thương lòng còn ngàn vạn lần đau đớn hơn vết thương thể xác mà anh phải gánh chịu. Thuỷ của anh không có lỗi, anh cũng không có lỗi. vậy mà sao họ phải gánh chịu đau thương nhiều đến như vậy? Anh thấy thương Thuỷ hơn bao giờ hết và rồi anh quyết định không đi tìm cô nữa. Anh không được hưởng hạnh phúc nhưng anh không có quyền làm cho Thuỷ bất hạnh một lần nữa.

Khôi quyết định quay lại trường Sư phạm hoc tiếp. Sau khi có bằng tốt nghiệp, mặc dù rất muốn, anh không dám xin về dạy ở huyện nhà, sợ bất chợt Thuỷ về thăm bố mẹ anh sẽ phát hiện ra anh. Anh sẽ làm Thuỷ khó xử. vậy là anh xin về dạy ở trường cấp III huyện bên.

Những năm tháng sống trong quân đội đã rèn cho Khôi sống có bản lĩnh, trung thực và thẳng thắn. Trở về, dù thương tật, anh vẫn học giỏi. Vì vậy, anh là một trong những giáo viên có chuyên môn vững vàng ở trường. Trong giảng dạy, anh hết lòng vì học sinh. Anh yêu quý và giúp đỡ những học sinh nghèo, ngoan và học giỏi. Anh trân trọng sự trung thực của các em học sinh. Anh không thể tha thứ cho những em học sinh lười biếng, gian dối và nghịch ngợm.

Thầy Khôi đã không thể chấp nhận được thái độ láo xược, coi thường giáo viên của Bình. Thầy đề nghị thầy hiệu trưởng kỷ luật Bình làm gương cho những học sinh khác. Nhưng đề nghị của thầy không được chấp nhận. Từ chiến trường về, bao ước mong vẫn được ấp ủ trong lòng thầy Khôi. Những năm tháng sống và làm việc trong thời bình, thầy biết xã hội đã biến đổi nhiều. Cuộc sống thời mở cửa năng động hơn, nhộn nhịp hơn, giàu có hơn. Ở nhiều vùng nông thôn và đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, cuộc sống của người nông dân vẫn còn vất vả. Tuy nhiên, ở thành thị, người dân không cô òn cảnh đói ăn thiếu mặc nữa, họ đã nghĩ nhiều đến ăn ngon, mặc đẹp, cuối tuần lo giải trí và dịp hè hay dịp Tết thì lo đi nghỉ mát, du lịch…cuộc sống kinh tế khá giả hơn, nhưng cái hư, cái xấu, cái tiêu cực cũng nhiều hơn. Một số thanh niên, thế hệ của Bình, được sinh ra trong hoàn cảnh nhọc nhằn, khốn khó của bố mẹ, lại lớn lên trong bối cảnh xã hội thay đổi từng ngày từng giờ nên tiếp xúc với đủ kiểu người, tốt có mà xấu cũng có, với đủ loại trang thiết bị hiện đại, ảnh hưởng các trào lưu văn hoá, sinh hoạt, đời sống từ các nước phương Tây, từ Mỹ, từ các nước châu Á giàu có…Thầy Khôi không thể ngờ rằng có những điều nhơ bẩn đã và đang làm cho tình trạng giáo dục học sinh, sinh viên phần nào bị xuống cấp, nề nếp gia đình, đạo đức con người bị xói mòn. Đó là chủ nghĩa hình thức, bỏ công bỏ sức làm việc thì ít, mà thành tích báo cáo lại muốn nhiều. Đó là chủ nghĩa thực dụng, giờ dạy chính thì lơ tơ mơ, giờ dạy thêm thì tận tâm tận lực. Đó là việc đồng tiền và quyền lực thâm nhập vào mọi mối quan hệ.

Từ chỗ ngạc nhiên, thầy Khôi giật mình đau đớn khi nghe thầy hiệu trưởng nói:

- Này đồng chí Khôi ạ, xét về mặt lý, đúng là em Bình sai, nhưng xét về tình thì đồng chí nên hiểu, Bình là con đồng chí trưởng phòng Xây dựng huyện. Vuốt mặt còn nể mũi chứ. Bà vợ của ông ấy đã có lời. Hơn nữa nhờ sự giúp đỡ của huyện nhà nói chung và của ông bà trưởng phòng Xây dựng huyện nói riêng mà trường ta được xây dựng khấm khá như thế này. Thiết nghĩ, thôi chúng ta cũng đừng từ bé xé ra to nữa! nếu không, sẽ ảnh hưởng đến việc xét thi đua chung của trường.

Thầy Khôi còn biết nói gì nữa, một chuyện tày đình, vi phạm nghiêm trọng đến đạo đức của người học sinh như vậy mà cho là nhỏ. Những câu nói chí tình chí nghĩa "Tầm sư học đạo", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" giờ đây không thể chỉ còn là câu, chữ trong chuyện cổ tích!

Cuối năm học đó, thầy Khôi xin chuyển trường.

Suốt từ sáng, Bình chuẩn bị va li, thu dọn đồ đạc để trả phòng vào ngày hôm sau. Một lần nữa, mùa hè lại về trên thành phố Rennes. Khác với nỗi rạo rực ở hai mùa hè trước, lần này Bình thâý nao nao buồn. Nhưng nỗi buồn như làm cho Bình lớn lên.

Nhìn qua cửa sổ, những dãy hoa tuy lipé đủ màu đung đưa trong nắng chiều. Gió lay khe khẽ. Mùa hè ở đây thích thật, nắng trải đầy trên các thảm cỏ. Sinh viên nam nữ của ký túc xá vừa nằm phơi nắng vừa nói chuyện hoặc đọc sách. Nắng nóng mà đi ra đường, vào những chỗ bóng râm vẫn thấy mát. hầu như không mấy khi ta cảm giác có mồ hôi. Tất nhiên ở những thành phố lớn, không thể nói là không ô nhiễm. Tuy không có bụi bốc mù mịt như ở Việt Nam mỗi khi có xe chạy hay có cơn gió mạnh, nhưng ở đây, bụi là bụi tinh nên mắt thường không nhìn thấy được. Nhưng trời nóng mà người không đổ mồ hôi là thấy sướng rồi.

Sắp phải xa nơi đây, Bình như thấy nuối tiếc, hối hận ...

Có tiếng gõ cửa, Bình lặng lẽ đi về phía cửa.

- Mai đấy ư? Hôm nay Mai không đi học à, chiều thứ bảy mà.

- Cũng định đi đấy, nhưng chợt nhớ ra ngày mai Bình về rồi. Mai muốn sang xem Bình có cần gì không?

- Cảm ơn Mai nhiều. Mai tốt với mình quá. Mình cũng chuẩn bị hòm hòm rồi. Thế còn Mai? Hè này Mai có định về thăm nhà không?

- Mình cũng muốn về thăm gia đình lắm Bình ạ, vì mình cũng đã xa nhà ba năm rồi. Nhưng mình còn chờ kết quả thì rồi mới quyết.

Nếu như trước đây chắc Bình đã tìm mọi cách làm cho Mai phải bực bội bỏ ra về rồi. Nhưng lần này thì không. Không hiểu sao từ sâu thẳm trong Bình, lúc này, phần thiện đang dần dần trỗi dậy. Phải chăng những kỷ niệm về thầy giáo Khôi đáng kính, đáng trọng ấy đang giúp Bình dần trở thành con người đúng với nghĩa của nó, trong quá trình ăn năn hối lỗi với những việc làm xấu xa của mình trước đây? Phải chăng lòng tốt và sự vô tư của Mai đã khơi dậy trong Bình tình người, giúp Bình xua đi mọi mặc cảm với cuộc sống của những người cần cù, chăm chỉ trong học tập, công tác, giản dị, khiêm tốn trong đời thường.

Bình cứ nghĩ miên man trong lúc Mai lau dọn nhà cửa. Bỗng Mai phá bầu không khí im lặng:

- Bình nghĩ gì mà đần người ra thế. Cả Mai và Hạnh đều thấy Bình đúng là thanh niên có đầy cá tính. Như vậy mới là đàn ông. Nếu Bình nghĩ một cách nghiêm túc, làm lại từ đầu, những thế mạnh của Bình nhất định sẽ được phát huy đấy. Xin lỗi là Mai không muốn nói, sợ Bình cho là lên lớp, nhưng nếu đã là bạn mà không nói hết những suy nghĩ của mình về bạn thì lại không chân thành, phải không nào? Mai nghĩ nếu Bình xác định đúng hướng, Bình sẽ thành công.

- Bình không hiểu Mai muốn nói gì?

- Mai nghĩ rằng Bình thừa biết vì sao bố mẹ Bình ép Bình sang Pháp học. Một mặt, bố mẹ Bình sỹ diện, muốn khoe với mọi người có con đi du học nước ngoài, đặc biệt là ở các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Úc ... Mặt khác, Mai nghĩ, bố mẹ Bình không muốn mang tiếng thua kém những gia đình có con học hành có bằng cấp, thậm chí bằng cấp cao, Bình còn lạ gì cuộc chạy đua bằng cấp ở nước ta bây giờ nữa. Từ thành thị đến nông thôn, con học hết phổ thông trung học, bố mẹ vẫn chưa yên tâm, phải tìm mọi cách cho con vào học đại học. Theo họ, có học đại học mới có tương lai. Ở Việt Nam ta, số kỹ sư hiện nay như lợn con, tìm đâu chả thấy, còn thạc sỹ, tiến sỹ cứ như lá mùa thu. Các giáo viên ở bậc đại học, cao đẳng, cố gắng kiếm lấy cái bằng thạc sỹ, có bằng thạc sỹ thì phải phần đấu kiếm lấy cái bằng tiến sỹ, có bằng tiến sỹ thì bằng mọi cách phải là phó giáo sư, giáo sư. Có như thế, học vị mới tương đương học hàm. Có học vị mà không có học hàm thì ít có cơ hội được cơ cấu vào các hội đồng chấm thi.

- Mai giỏi thật đấy, Mai học ở Pháp đã ba năm rồi mà nắm tình hình ở nhà thật tường tận! - Bình nói.

Hàng ngày Mai vẫn lên mạng để đọc báo của nhà mình bằng tiếng Việt đồng thời đọc báo của nhà mình bằng tiếng Việt đồng thời đọc báo và nghe tin bằng tiếng Pháp, Mai được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống, quá quy củ, nề nếp. Hàng ngày, Mai được tiếp xúc với những người như bố mẹ Mai và được họ giáo dục. Mai được ảnh hưởng nhiều lắm và Mai rất trân trọng điều đó. Nhưng đồng thời cuộc sống xã hội bên ngoài cũng tác động không ít đến Mai. mai nghĩ rằng tại sao có những người không bằng lòng để trở thành một người công nhân bậc cao, một người thợ có tay nghề giỏi hay một người y tá, dược tá có chuyên môn tốt để được yêu mến, trọng vọng? Tại sao có những người cứ phải cố là kỹ sư, bác sỹ, hay thạc sỹ, tiến sỹ với cái đầu rỗng tuếch. mai thấy ngượng khi bị gọi là " thạc sỹ giấy " hay " tiến sỹ giấy" lắm. mai không muốn nói những cố gắng của mình khi chưa thực hiện được, sợ Bình cười, nhưng từ ngày mai, Mai đâu có được gặp Bình trên mảnh đất xứ người này nữa, cho phép Mai nói với Bình rằng Mai biết ở bên này, học hành thi cử rất khó nên gần ba năm qua, Mai đã cố gắng học thật tốt; Cuối năm học thứ hai này, nếu Mai có bằng đại học đại cương loại khá giỏi, Mai sẽ xin ghi danh học tiếp một trường đại học ở paris, Mai nghe nói yêu cầu về trình độ của sinh viên ở các trường đại học ở Paris cao hơn ở các tỉnh. Biết là khó, nhưng Mai muốn thử sức mình nếu thấy khà năng mình học được, Mai sẽ dấn thân. Còn không, Mai sẽ bằng lòng trở về Việt nam với cái bằng cử nhân thôi Bình ạ. Vấn đề mà Mai hằng ta^m niệm nữa, đó là ngoài chuyên môn, mình phải tranh thủ môi trường để có ngoại ngữ thật giỏi theo đúng nghĩa của nó.

- Trở về Việt Nam, hứa với Mai, Bình cũng sẽ suy nvghĩ cẩn thận khi lại chọn hướng đi nghành nghề sau những thất bại. Chúng mình sẽ viết thư cho nhau nhé, Mai có đồng ý không? Bình nói nhỏ nhẹ như vẫn còn mặc cảm với kết quả về điều mình đang nghĩ, đang cố.

- Sao lại không? - Mai trả lời quả quyết.

- Nếu Mai cần gì hay thích thứ gì ở nhà, Bình sẽ gửi sang cho Mai, nhưng Mai nhớ là phải giữ sức khoẻ đấy nhé!

- Bình cũng vậy nhé! À, mà Mai thích gì nhỉ? Mai thích nhất là ô mai, ô mai mơ chua có gừng Bình ạ.

- Nhất định Bình sẽ gửi ô mai sang cho Mai, nhưng gửi bằng đường nào nhỉ? À, Mai ơi, Bình nhớ ra rồi - chợt Bình reo lên - Bình vừa nhận được thư của Lợi, Lợi con bà Nụ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện. Năm Bình đi, Lợi không đỗ đại học. Sau hè năm ấy, mẹ Lợi gửi Lợi về Hà Nội, nhờ dì Lợi là giáo viên một trường đại học kèm Lợi tại nhà. Kèm dữ lắm, Lợi ôn thi đại học hai năm liền nhưng năm đầu không đỗ. Mãi đến năm vừa rồi mới đỗ vào trường Đại học Thủy lợi. hè này, Lợi sẽ hết năm thứ nhất. Trong thư, Lợi nói, An sắp sang Pháp học. An đi, Bình sẽ gửi ô mai sang cho Mai. - Vừa nói, Bình vừa mở túi, lấy thư của Lợi cho Mai đọc.

" ... Bình ơi, tình hình học tập của cậu ra sao rồi? Lâu lắm rồi chẳng có tin tức của cậu, mình mong lắm. Mình vẫn ở Hà Nội, hai năm liền ôn thi! Rát mặt lắm cậu ạ. Mình sắp hết năm thứ nhất rồi. An cũng đang ở Hà Nội. Mình báo tin mừng của An cho cậu hay.

Sau khi thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội, do xác định được đúng đắn động cơ học tập, kết hợp với sự cố gắng bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ, An đã trở thành sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ Thông tin ngay từ năm học đầu tiên. Khi đăng ký môn ngoại ngữ, An đã chọn tiếng Pháp. Chắc chắn là An mong muốn có ngày sẽ được gặp cậu ở Pháp đó. Để có tiền đăng ký học thêm tiếng pháp ở Hà Nội, An làm gia sư, dạy toán cho các em học sinh phổ thông lớp 10, lớp 11.

Cuối năm thứ hai, An xin đăng ký dự thi tiếng Pháp do Đại sứ quan Pháp tại Hà Nội tổ chức cho sinh viên Việt Nam có nguyện vọng đi học tiếp tại Pháp, An đỗ đầu danh sách và được chính phủ Pháp cấp học bổng toàn phần đi học tại Cộng hòa Pháp.

Cuối tháng 8 tới An sẽ sang đó. Mong cuộc hội ngộ giữa hai bạn thật vui vẻ và lý thú ... "

Đưa lá thư của Lợi trả lại cho Bình, nhìn mắt bạn, Mai biết Bình như muốn nói với Mai gì nữa ... Nhưng bỗng thấy Bình trầm, buồn, lặng lẽ, Mai chợt hiểu.

Mai hiểu nỗi lòng Bình và cũng không hỏi, không nói thêm gì nữa.

Sân bay Charles de Gaulle hôm nay sao tấp nập! mới giữa tháng 6 mà đã người người lớp lớp ở đây. Lại còn đông sinh viên Việt Nam nữa chứ!

À đúng rồi, lúc mình gọi điện đến Vietnam Airline để đặt vé, cô nhân viên người Việt nói rằng năm nay hãng Hàng không Việt Nam áp dụng giảm giá vé khứ hồi cho sinh viên Việt Nam nhưng họ phải đi trong khoảng thời gian từ mồng 1 đến 24 tháng sáu. Cô ấy hỏi Bình xem Bình có phải là sinh viên không và có yêu cầu cụ thể gì. Nhưng vì Bình chỉ mua vé lượt về thôi, nên loại vé giảm đó cũng không có tác dụng nhiều. May mà còn chỗ!

Nghe Bình nói Mai cũng thấy nao lòng muốn được về thăm gia đình, quê hương lắm. Sân bay thật mênh mông, nếu Mai không chịu khó đi đi lại lại xem các bảng chỉ dẫn, hỏi các nhân viên thì cũng dễ lạc lắm.

Xếp hàng chờ lâu nhưng đến khi được vào quầy để làm thủ tục thì mọi chuyện diễn ra thật nhanh chóng. Tiếp đến, Bình lại xếp hàng để vào cửa hải quan. Bình đã chuẩn bị sẵn hộ chiếu, có ba tấm thẻ lưu trú màu hồng dán trên ba trang hộ chiếu khác nhau. Tờ cuối cùng cũng màu hồng ở giữa, phía trên màu xanh đậm và phía dưới màu xanh nhat, trên đó ghi rõ ngày hết hạn của Bình là 15/6/2005.

Khi Bình xếp hàng để vào cửa hải quan, Bình phải chia tay Mai. Mặc dù phải quay trở về 500 km bằng tàu hoả, Mai vẫn chưa muốn đi ngay. Mai còn đứng nhìn Bình khi Bình qua khỏi cửa hải quan. Sau khi qua cửa hải quan, Bình phải cởi túi xách tay cho qua máy kiểm tra, đặt điện thoại di động vào một cái hộp gỗ và bước qua cửa kiểm tra. Quá trình đó diễn ra, Bình đã biết vì nó cũng giống như ở sân bay Nội Bài khi Bình được làm thủ tục đi. Chỉ khác là trước đây, tiễn Bình ở sân bay Nội Bài là cả một đoàn không dưới hai mươi người. Bố mẹ Bình tổ chức tiễn đưa Bình rầm rộ như những bữa tiệc mà họ mời những quan chức của huyện đến dự liên hoan mừng Bình "thi đỗ" hai trường đại học. Họ đã phô trương một cách trơ tráo cái điều không có thật. tiếng mở những chai rượu sâm banh "Bụp, bụp…" nổ to trong không trung xen lẫn những tiếng chạm cốc vào nhau kèm theo những tiếng reo hò lớn "trăm phần trăm", như xoáy vào lòng Bình lúc này. Còn lần này, ở sân bay Charles de Gaulle, lớn hơn sân bay Nội Bài rất nhiều lần nhưng chỉ có một mình Mai đi tiễn. Bình không muốn thông báo cho ai cả. Bình muốn lặng lẽ trở về như lặng lẽ nuốt lấy cái quả đắng mà chỉ có Bình phải chấp nhận bởi những tháng ngày coi thường chuyện học hành, coi thường việc luyện rèn đạo đức…

Biết rằng, mấy phút nữa thôi, Bình không còn nhìn thấy Mai nữa, sau khi được kiểm tra xong, bước lên cầu thang, đi đến phòng chờ, Bình dừng lại hồi lâu, vẫy tạm biệt Mai. Cũng như đối với những người thân nhau, Bình đưa mấy ngón tay lên bịt miệng, hôn một cái nhẹ, rồi lại đưa bàn tay đó lên vẫy Mai. Cả hai người cứ thế, mãi cho đến khi dòng người xếp hàng vào đã vơi hết.

* * *

Ngồi ở phòng chờ mất nửa giờ, Bình mới được làm thủ tục lên máy bay. Lên máy bay, ổn định chỗ ngồi, Bình hé mở cửa sổ nhỏ bên cạnh, nhìn lần cuối thủ đô ánh sáng.

Lần sang, từ trên máy bay, thấy cảnh thành phố Paris còn chìm trong bóng tối vì lúc đó mới 6 giờ 30 phút sáng. Ở Châu Âu, vào giờ đó, nhất là mùa đông, trời còn tối lắm. Bình nhìn thoe những đốm sáng, dày đặc, trải một vùng rộng. Máy bay càng ha, những đốm sáng càng toả sáng rõ. Đúng là thủ đô tràn đầy ánh sáng. Còn kỳ này, trở về, trời mới sang chiều. Bình thấy rõ hơn những ngôi nhà san sát được xây dựng rất khoa học, có quy hoạch, những con đường lượn quanh bên dòng sông Seine trông thật nên thơ. Bình sẽ mãi mãi xa thành phố này, nơi có tháp Eiffel, viện bảo tàng Louvre nổi tiếng, có mộ Napoléon vàng lên trong nắng, nơi có chàng gù sống trong nhà thờ Đức Bà Paris, hình thức thật xấu nhưng bằng tấm lòng cao thượng của mình đã chiếm được tình cảm của cô gái Zitan Esmeralda xinh đẹp. Bình nghe được câu chuyện ấy qua Mai khi Mai cùng đến Paris để tiễn Bình về nước…

Bỗng tiếng một nhân viên hãng Hàng Không Việt Nam cất lên trong loa, cắt ngang suy nghĩ của Bình.

- Máy bay đã bắt đầu cất cánh, để nghị quý khách ngồi vào chỗ của mình, dựng lưng ghế thẳng đứng, cài bàn ăn và đeo giây an toàn!

Bình làm theo như một cái máy. Bình có cảm tưởng như chẳng còn nghĩ được một điều gì cho rõ ràng, đầu óc nặng chình chịch. Một nỗi buồn thăm thẳm chiếm lòng Bình. Chợt nhiên, hình ảnh thầy Khôi hiện lên thật rõ trong trí nhớ của Bình. Buổi dạy cuối cùng ở lớp 11D, thầy không bi quan chút nào về quan điểm của thầy đối với việc chuyển trường cả, chỉ một nỗi buồn thoáng qua khi thầy nói mấy lời trước khi tạm biệt. Các em còn trẻ, đời còn dài. Nhưng cũng không nên ỷ vào điều đó để phí hoài những năm tháng còn trẻ, sức lực còn dồi dào. Thầy mong và rất mong các em có ý thức học tập và làm việc nghiêm túc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Tương lai của các em nằm trong khả năng có thực và ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng của bản thân các em, chứ không phải ở những đồng tiền của bố mẹ mình.

Thầy Khôi nói đúng, điều đó đến bây giờ Bình mới hiểu. thầy mong muốn không những bản thân học sinh mà cả bố mẹ các em hiểu rõ vấn đề và nhận thức đúng đắn trong việc quyết định tương lai của mình, của con cái mình.

Bình cứ miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết nữa.

Paris, mùa thu 2005

THE END


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .